Hiển thị tất cả 11 kết quả

32,400,000
38,800,000
43,200,000
62,460,000
75,000,000
106,920,000
131,220,000
138,996,000
149,366,000
208,980,000

Sử dụng thiết bị lọc bụi tĩnh điện (Electrostatic Precipitator - ESP) là một phương pháp loại bỏ hạt (bụi, dầu mỡ, khói) hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý khí thải công nghiệp. Điều này chủ yếu do độ cản áp máy lọc tĩnh điện thấp trong khi hiệu quả thu gom cao, các phin lọc tái sử dụng sau vệ sinh từ đó tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống.

Thiết bị lọc tĩnh điện (ESP) là thiết bị xử lý khí thải, có khả năng thu giữ hạt có kích thước nhỏ từ 0.01 - 1000μm (hạt mịn) khỏi khí thải từ đường ống gió dẫn khí vào trong máy lọc tĩnh điện. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng điện trường cao để ion hóa hạt, biến chúng thành hạt mang điện tích, từ đó thu gom lại bằng Lực tĩnh điện (định luật Coulomb) trái dấu.

Hiệu quả xử lý 99% của máy lọc tĩnh điện trong hệ thống xử lý khói bếp

  • Lọc giữ lại dầu mỡ có trong khí thải, nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn hệ thống ống gió, nguy cơ gây cháy nổ, và mùi nhà bếp.
  • Thu gom khói có trong khí thải bếp công nghiệp.
  • Thu gom bồ hóng, bụi khói bếp công nghiệp .

Hệ thống khử mùi khí thải nhà bếp công nghiệp (Kitchen Exhaust Odour Eliminator)

Cấu tạo máy lọc tĩnh điện & nguyên tắc xử lý

Máy lọc tĩnh điện có nhiều loại khác nhau, căn cứ vào hình dáng phin lọc tĩnh điện có thể chia làm 2 loại chính  : Máy lọc tĩnh điện dùng phin phẳng (tấm thu) hoặc máy lọc tĩnh điện phin ống (lọc tĩnh điện khô và ướt). Các bộ phận lọc tĩnh điện có thể bố trí dựa trên số tầng, hoặc theo cấu hình phin lọc tĩnh điện, tấm thu bụi. Về cơ bản nguyên tắc xử lý của cả 2 loại đều như nhau, trong đó các loại phin phẳng tiêu thụ điện ít hơn so với dòng phin ống.

Cấu tạo máy lọc tĩnh điện gồm 4 phần chính :

  • Mạch cao áp của máy lọc tĩnh điện tạo ra nguồn điện DC (cực dương) có điện áp cao (chục kV) cấp ra kim phóng (hoặc dây vonfram), tạo ra môi trường ion hóa hạt.
  • Phin lọc tĩnh điện : Chức năng tạo môi trường ion hóa (chứa kim phóng) và thu giữ bụi (tấm thu hoặc thành phin lọc). Chất liệu làm phin thường inox 201/304 hoặc hợp kim nhôm.
  • Vỏ máy lọc tĩnh điện: Thường thép sơn tĩnh điện, Inox 201/304.
  • Phụ kiện kết nối : Sứ cách điện/nhựa Teflon, Chân lò xo cấp điện cho phin, dây cao áp, quạt làm mát và đèn báo tín hiệu.

Quá trình thu gom bụi bao gồm 2 quá trình chính là ion hóa & thu gom. Trong đó các kim phóng được cấp nguồn DC điện áp cao, cho đến khi đạt giá trị điện trường (khoảng 5-80kV, thường thì 5-40kV), khí thải bao gồm các hạt (dầu mỡ, bụi, khói kích thước <0,1 μm) đi gần các vùng điện cực phóng điện bị ion hóa. Các hạt ion hóa sau đó liên kết với hạt khác có trong khí thải thành hạt có kích thước lớn hơn > 1 μm. Cuối cùng các hạt di chuyển tới tấm thu bị giữ lại do lực tĩnh điện trái dấu.