Khử mùi khói bếp bằng UVC hay công nghệ Ozone hiệu quả hơn ?

Nói khử mùi bếp, 90% chúng ta nghĩ tới than hoạt tính Carbon ! Tuy nhiên thời gian gần đây, trong các hệ thống xử lý khói bếp chúng tôi đã được bổ sung thêm nhiều giải pháp xử lý mùi, trong đó công nghệ khử mùi UVC & Ozone. Hai nền tảng công nghệ đang được sử dụng tại hầu hết các nước trong đó có Mỹ, Nhật, Canada, Trung Quốc,.. Vậy khử mùi khói bếp bằng UVC hay công nghệ Ozone hiệu quả hơn ? Đâu mới là giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống xử lý khói bếp công nghiệp nhà hàng ?

Khử mùi khói bếp bằng công nghệ Ozone

Ozone là một dạng thù hình của oxy, được tạo ra từ thiết bị gọi là “Máy tạo khí Ozone”, trong tiếng Anh là “Ozone Generator”, thông qua việc phân tách phân tử Oxy và phản ứng giữa phân tử với nguyên tử Oxy trong môi trường điện áp cao. Phân tử khí Ozone có thể phản ứng, phá vỡ các hợp chất hữu cơ bay hơi VOC từ đó giảm lượng lớn mùi trong khí thải khói bếp. Hiệu quả xử lý mùi khói bếp của Ozone cao nhất chỉ đạt khoảng 50 – 60% khi đủ điều kiện, thời gian phản ứng phá hủy được xảy ra.

Công nghệ Ozone (máy Ozone màu xanh) kết hợp với máy lọc tĩnh điện để xử lý khí thải & mùi khói bếp tại các dự án Sungroup

Khí Ozone có ưu điểm xử lý chủ động, quãng đường xử lý dài với phương án khử mùi bằng đèn UV, đồng thời thời gian tồn tại lâu cũng là yếu tố giúp tăng hiệu quả xử lý mùi. Một yếu tố khác, Ozone dễ dàng tích hợp (ngay cả đối với hệ thống hút khói bếp cũ đang sử dụng), sử dụng trực tiếp nguyên liệu Oxy tự nhiên, ít phải vệ sinh bảo dưỡng, dễ dàng lắp đặt hơn so với thiết bị khử mùi bằng UV.

Khử mùi bếp bằng công nghệ UV

Tia cực tím UV-C được nhớ đến trong vai trò khử trùng không khí, bề mặt, nhưng trong xử lý khí thải tia UV-C cường độ cao dễ dàng phá vỡ phân tử hữu cơ bay hơi VOC, thậm chí có thể dựa vào quá trình quang phân (tiếng Anh Photolysis), một phản ứng hóa học có khả năng phá vỡ các hợp chất khi phân tử hấp thụ các photon ánh sáng trong đó có cả hạt dầu mỡ.

2 bước sóng tia UV-C được sử dụng trong khử mùi khói bếp là 185nm & 254nm. Trong khi bước sóng UVC  185nm tạo ra phân tử Ozone, có khả năng phá vỡ hợp chất hữu cơ như máy tạo Ozone. Đồng thời dưới cường độ ánh sáng UV, phân tử khí Ozone kết hợp với nước tạo ra các gốc tự do Hydroxyl (-OH), thậm chí có khả năng phân rã nhiều hợp chất phân tử mùi mà Ozone không thể phân hủy trong thời gian ngắn. Bước sóng ánh sáng UVC 254nm phá hủy phân tử mùi thông qua photon ánh sáng, bắn phá liên kết mùi đa vòng, tạo ra phân tử khí vô hại như CO2.

Nhược điểm lớn nhất công nghệ UV là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với công nghệ Ozone, bảo dưỡng định kỳ nhiều  hơn, vị trí lắp đặt phức tạp, cần nhiều không gian lắp đặt.Ngoài ra, các thiết bị UVC xử lý khí thải Inca Việt Nam cung cấp còn được tích hợp màng lọc khử mùi chuyên dụng, có thể thúc đẩy quá trình quang phân tạo ra nhiều các gốc tự do Hydroxyl, tăng hiệu quả khử mùi khói bếp.

Như vậy, thông qua phân tích ngắn, iKitchen đã giúp bạn phân biệt được điểm khác nhau giữ công nghệ khử mùi bằng Ozone và công nghệ khử mùi UVC. Tất nhiên bạn có lựa chọn riêng, nhưng nhớ rằng trong UVC có sự kế thừa và nâng cấp hơn so với công nghệ Ozone. Khả năng khử mùi UVC có thể trên 80%, thậm chí 90% trở lên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *